Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Chi phí phải trả và dự phòng phải trả phân biệt như thế nào ?

Hôm nay Công ty kế toán thuế Hà Nội xin chia sẻ với các bạn bài viết Chi phí phải trả và dự phòng phải trả phân biệt như thế nào ?. Hãy cùng đón xem thông tin này cụ thể như thế nào nhé.

Thuật ngữ khoản dự phòng phải trả và chi phí phải trả làm nhiều bạn khi bắt đầu học kế toánbị lầm lẫn, do đó, web kế toán xin giới thiệu với các bạn bài viết này nhằm giúp các bạn phân biệt giữa hai khái niệm này.

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 54 quy định về chi phí phải trả và Điều 62 quy định về dự phòng phải trả như sau:
1. Đối với khoản chi phí phải trả
  • Là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;
  • Xác định được chắc chắn số tiền sẽ phải trả;
  • Các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.
  • Trên Báo cáo tài chính, chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.
  • Các khoản chi phí phải trả thường là các khoản chi phí như:
    • Các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép.
    • Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất.
    • Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).
    • Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán…..
Chi phí phải trả và dự phòng phải trả phân biệt như thế nào ?
Chi phí phải trả và dự phòng phải trả phân biệt như thế nào ?
2. Đối với khoản dự phòng phải trả
  • Là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể.
  • Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả (ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng);
  • Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.
  • Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác.
* Các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả như:
  • Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo; trước đó theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC thì chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì được ghi nhận vào tài khoản 335.
  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, tái cơ cấu doanh nghiệp.
  • Các khoản dự phòng phải trả khác bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
Trên đây là những thông tin mà Công ty kế toán thuế Hà Nội  muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của các bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn vui lòng để lại bình luận ở phần phía dưới Công ty kế toán thuế Hà Nội sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn thành công!

Tổng cục Thuế quán triệt nội dung Thông tư 119/2014/TT-BTC

Hôm nay Công ty kế toán thuế Hà Nội xin chia sẻ với các bạn bài viết Tổng cục Thuế quán triệt nội dung Thông tư 119/2014/TT-BTC. Hãy cùng đón xem thông tin này cụ thể như thế nào nhé.


Tổng cục Thuế tổ chức hội nghị tập huấn Thông tư 119/2014/TT-BTC tới toàn thể công chức là lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.

Để kịp thời quán triệt nội dung Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và  tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về cải cách thủ tục hành chính thuế, ngày 4/9/2014, Tổng cục Thuế tổ chức hội nghị tập huấn Thông tư 119/2014/TT-BTC tới toàn thể công chức là lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.


Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 đã sửa đổi 7 Thông tư: Thông tư số 156 hướng dẫn Luật quản lý thuế, Thông tư số 111 về thuế TNCN, Thông tư số 219 về thuế GTGT, Thông tư số 08 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc, Thông tư số 85 Hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước,­­ Thông tư số 39 về hoá đơn bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ và Thông tư số 78 về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư số 119 sửa đổi và lược bỏ một số chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào; bỏ quy định phải tổng hợp và khai các hóa đơn GTGT đầu vào không đủ điều kiện được khấu trừ và khai các hoá đơn hàng hóa, dịch không phải tổng hợp trên tờ khai thuế; Sửa các chỉ tiêu liên quan đến hạch toán thu NSNN trên các Giấy nộp tiền cào NSNN của NNT theo hướng NNT ghi số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế và Kho bạc sẽ tự hạch toán mục lục ngân sách; Bỏ yêu cầu DN mới thành lập phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng; Không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với tài sản cho thuê của hộ, cá nhân mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này.…
Tại hội nghị, đ/c cao Anh Tuấn – Phó Tổng cục trưởng TCT nhấn mạnh: Những nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế, qua đó giảm thời gian NTT phải tiêu tốn để hoàn thành các thủ tục nộp thuế. Chính vì vậy, cơ quan thuế các cấp cần  quán triệt nội dung Thông tư 119 đến toàn thể cán bộ công chức ngành thuế và tổ chức tập huấn, tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn. Mỗi cán bộ thuế phải cập nhật kịp thời các chính sách thuế mới, thực hiện phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về chính sách, thủ tục về thuế đến những NNT và cộng đồng dân cư, đồng thời là một tuyên truyền viên tích cực đưa chính sách thuế thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế./.

Trên đây là những thông tin mà Công ty kế toán thuế Hà Nội  muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của các bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn vui lòng để lại bình luận ở phần phía dưới Công ty kế toán thuế Hà Nội sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Chi phí nhân viên quản lý bao gồm những gì?

Trong tất cả chi phí phát sinh của doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp thì cần được theo dõi tài khoản cấp 2 để dễ theo dõi, phân tích cơ cấu chi phí nhằm phục vụ việc kiểm soát và giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định phù hợp, góp phần nâng cao giảm chi phí doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chính vì lý do nêu trên nay Công ty kế toán thuế Hà Nội  xin giới thiệu chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chi phí gì và nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu trong doanh nghiệp như thế nào.
Chi phí quản  lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
xay-dung-chinh-sach-nhan-su-trong-cong-ty2

Chi phí quản lý doanh nghiệp được quản lý theo các tài khoản cấp 2 như sau

– Tài khoản 6421 – Chi phí nhân liên quản lý: Tài khoản này chủ yếu theo dõi tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý.
 – Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
– Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
– Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp:
– Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác.
– Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Tài khoản này chủ yếu theo dõi các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: v các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,…
– Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Tài khoản này chủ yếu theo dõi các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,…
Một số nghiệp vụ kinh tế thường gặp chủ yếu trong doanh nghiệp:
  • Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
                        Có các TK 334, 338
  • Giá trị vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ)
                        Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
                        Có các TK 111, 112, 142, 242, 331,…
  • Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng cho bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
                        Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
                        Có các TK 111, 112, 331,…
  • Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
                        Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
  • Thuế môn bài, tiền thuê đất,… phải nộp Nhà nước
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
                        Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phải nộp:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
                        Có các TK 111, 112,…
  • Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
                        Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
  • Tiền điện thoại, điện, nước phục vụ trong bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
                        Có các TK 111, 112, 331, 335,…
Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về chi phí quản lý doanh nghiệp thì quý độc giả có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin ngay bên dưới.
Công ty kế toán Hà Nội chúc các bạn thành công!

Chi phí nhân viên quản lý bao gồm những gì?

Trong tất cả chi phí phát sinh của doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp thì cần được theo dõi tài khoản cấp 2 để dễ theo dõi, phân tích cơ cấu chi phí nhằm phục vụ việc kiểm soát và giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định phù hợp, góp phần nâng cao giảm chi phí doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chính vì lý do nêu trên nay Công ty kế toán thuế Hà Nội xin giới thiệu chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chi phí gì và nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu trong doanh nghiệp như thế nào.
Chi phí quản  lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
xay-dung-chinh-sach-nhan-su-trong-cong-ty2

Chi phí quản lý doanh nghiệp được quản lý theo các tài khoản cấp 2 như sau

– Tài khoản 6421 – Chi phí nhân liên quản lý: Tài khoản này chủ yếu theo dõi tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý.
 – Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
– Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
– Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp:
– Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác.
– Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Tài khoản này chủ yếu theo dõi các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: v các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,…
– Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Tài khoản này chủ yếu theo dõi các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,…

Một số nghiệp vụ kinh tế thường gặp chủ yếu trong doanh nghiệp:

  • Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
                        Có các TK 334, 338
  • Giá trị vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ)
                        Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
                        Có các TK 111, 112, 142, 242, 331,…
  • Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng cho bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
                        Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
                        Có các TK 111, 112, 331,…
  • Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
                        Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
  • Thuế môn bài, tiền thuê đất,… phải nộp Nhà nước
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
                        Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
                        Có các TK 111, 112,…
  • Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
                        Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
  • Tiền điện thoại, điện, nước phục vụ trong bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
                        Có các TK 111, 112, 331, 335,…
Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về chi phí quản lý doanh nghiệp thì quý độc giả vui lòng để lại bình luận phía dưới Công ty kế toán Hà Nội sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hành lý khách nhập cảnh quên khai báo không được miễn thuế

Hôn nay công ty kế toán thuế Hà nội xin chia sẻ với các bạn bài viết Hành lý khách nhập cảnh quên khai báo không được miễn thuế. Hãy cùng đón đọc nhé.
Hành lý khách nhập cảnh quên khai báo không được miễn thuế

Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục nhập khẩu hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của khách nhập cảnh quên không khai báo.

Đề xuất của Bộ Tài chính căn cứ trên cơ sở báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về vướng mắc thủ tục nhập khẩu hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của hành khách nhập cảnh trong trường hợp không có tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh do quên không khai báo khi nhập cảnh.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại văn bản này, căn cứ quy định hiện hành, trường hợp khách nhập cảnh có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi nhưng không thực hiện khai báo trên tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh khi làm thủ tục nhập cảnh thì không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hành lý của khách nhập cảnh quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Theo đó, sẽ không được áp dụng định mức miễn thuế và chính sách mặt hàng đối với hành lý của khách nhập cảnh quy định tại Quyết định 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hành lý bị điều chỉnh chính sách mặt hàng (thực tế hành lý của khách nhập cảnh thường thuộc danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, ví dụ quần áo,...).

Xét thấy việc hành khách quên không khai một phần do nguyên nhân khách quan, trong khi đó cơ quan hải quan có cơ sở (căn cứ vào hộ chiếu có xác nhận nhập cảnh, vé máy bay, vận đơn có người gửi, người nhận hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi là mang tên người nhập cảnh), để xác định hành lý đó có phải là của hành khách nhập cảnh hay không.

Do vậy, Bộ Tài chính báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan hải quan căn cứ các chứng từ: hộ chiếu có xác nhận nhập cảnh, vé máy bay, vận đơn có người gửi, người nhận hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi là mang tên người nhập cảnh, do người nhập cảnh nộp và xuất trình để thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với hành lý của khách nhập cảnh gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

Hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi trong trường hợp này sẽ không được áp dụng chính sách miễn thuế, đối với các hàng hóa quy định cụ thể số lượng, trị giá tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Quyế định số 31/2015/QĐ-TTg ngày 04/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì phải tuân thủ chính sách mặt hàng, do cơ quan hải quan không có cơ sở xác định khi nhập cảnh, khách đã mang đủ hay vượt tiêu chuẩn định mức hành lý miễn thuế theo quy định hay chưa.

Ngoài ra, để bảo đảm hành khách xuất cảnh, nhập cảnh nắm bắt các quy định của pháp luật hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh, tránh vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có sân bay quốc tế, cửa khẩu tích cực tuyên truyền cho hành khách xuất nhập cảnh biết các quy định về pháp luật hải quan khi xuất cảnh nhập cảnh. Cụ thể các trường hợp phải khai tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh, hướng dẫn cách khai các tiêu chí trên tờ khai,..., dưới nhiều hình thức như: thông báo, phát hành tờ rơi tại cửa khẩu, kết hợp với các hãng vận chuyển hành khách thông báo trên phương tiện vận tải...

Trên đây là những thông tin mà Công ty làm dịch vụ kế toán muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của các bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn vui lòng để lại bình luận ở phần phía dưới Công ty làm dịch vụ kế toán sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn thành công!

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More