Trong tất cả chi phí phát sinh của doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp thì cần được theo dõi tài khoản cấp 2 để dễ theo dõi, phân tích cơ cấu chi phí nhằm phục vụ việc kiểm soát và giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định phù hợp, góp phần nâng cao giảm chi phí doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chính vì lý do nêu trên nay Công ty kế toán thuế Hà Nội xin giới thiệu chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chi phí gì và nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu trong doanh nghiệp như thế nào.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
Chi phí quản lý doanh nghiệp được quản lý theo các tài khoản cấp 2 như sau
– Tài khoản 6421 – Chi phí nhân liên quản lý: Tài khoản này chủ yếu theo dõi tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý.
– Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
– Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
– Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp:
– Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Tài khoản này chủ yếu theo dõi chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác.
– Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Tài khoản này chủ yếu theo dõi các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: v các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,…
– Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Tài khoản này chủ yếu theo dõi các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,…
Một số nghiệp vụ kinh tế thường gặp chủ yếu trong doanh nghiệp:
- Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có các TK 334, 338
- Giá trị vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 142, 242, 331,…
- Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng cho bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
Có các TK 111, 112, 331,…
- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
- Thuế môn bài, tiền thuê đất,… phải nộp Nhà nước
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có các TK 111, 112,…
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
- Tiền điện thoại, điện, nước phục vụ trong bộ phận quản lý:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, 335,…
Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về chi phí quản lý doanh nghiệp thì quý độc giả vui lòng để lại bình luận phía dưới Công ty kế toán Hà Nội sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét