Hôm nay Công ty kế toán thuế Hà Nội xin chia sẻ với các bạn bài viết Chi phí phải trả và dự phòng phải trả phân biệt như thế nào ?. Hãy cùng đón xem thông tin này cụ thể như thế nào nhé.
Thuật ngữ khoản dự phòng phải trả và chi phí phải trả làm nhiều bạn khi bắt đầu học kế toánbị lầm lẫn, do đó, web kế toán xin giới thiệu với các bạn bài viết này nhằm giúp các bạn phân biệt giữa hai khái niệm này.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 54 quy định về chi phí phải trả và Điều 62 quy định về dự phòng phải trả như sau:
1. Đối với khoản chi phí phải trả
- Là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;
- Xác định được chắc chắn số tiền sẽ phải trả;
- Các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.
- Trên Báo cáo tài chính, chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.
- Các khoản chi phí phải trả thường là các khoản chi phí như:
- Các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép.
- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất.
- Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).
- Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán…..
2. Đối với khoản dự phòng phải trả
- Là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể.
- Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả (ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng);
- Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.
- Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác.
* Các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả như:
- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo; trước đó theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC thì chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì được ghi nhận vào tài khoản 335.
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, tái cơ cấu doanh nghiệp.
- Các khoản dự phòng phải trả khác bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
Trên đây là những thông tin mà Công ty kế toán thuế Hà Nội muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của các bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn vui lòng để lại bình luận ở phần phía dưới Công ty kế toán thuế Hà Nội sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét